Gốm Bình Dương và các làng nghề truyền thống

Làng gốm Bình Dương
Một trong những đặc trưng văn hoá quan trọng của Bình Dương là mạng lưới các làng nghề truyền thống trải khắp tỉnh, chuyên sản xuất gốm sứ, sơn mài, điêu khắc, đúc bằng đồng ... Nhưng đó là sản xuất gốm truyền thống là niềm tự hào thực sự của Bình Dương. Thế hệ sau thế hệ, tay khéo léo và trí tuệ nghệ thuật đã tạo ra một sự đa dạng rất lớn về đồ gốm và đồ gốm đã thiết lập tên của họ trên toàn thế giới. Sản phẩm sứ Bình Dương nổi tiếng khắp thế giới cùng với làng gốm Bát Tràng, Tràng An, Biên Hòa, ... Bên cạnh hàng trăm xưởng gốm thủ công mỹ nghệ truyền thống, Bình Dương có nhà sản xuất các sản phẩm sứ cao cấp Bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại, máy móc và dây chuyền sản xuất.
Trên đất Bình Dương hiện nay có ba làng nghề sản xuất gốm sứ khá tập trung là: Tân Phước Khánh (Tân Uyên), Lái Thiêu (Thuận An) và Chánh Nghĩa (Thị xã Thủ Dầu Một) với hàng trăm cơ sở sản xuất, đa số chủ nhân các lò sản xuất gốm sứ là người Việt gốc Hoa.
Cũng như các làng nghề điêu khắc, sơn mài, làng nghề gốm sứ Bình Dương không chỉ làm ra của cải, đóng góp vào giá trị sự tăng trưởng kinh tế, mà còn là sự thể hiện nét văn hóa, lịch sử truyền thống của Bình Dương.
Trên đất Bình Dương hiện nay có ba làng nghề sản xuất gốm sứ khá tập trung là: Tân Phước Khánh (Tân Uyên), Lái Thiêu (Thuận An) và Chánh Nghĩa (Thị xã Thủ Dầu Một) với hàng trăm cơ sở sản xuất, đa số chủ nhân các lò sản xuất gốm sứ là người Việt gốc Hoa.
Ấm trà được làm tinh xảo

Sự xuất hiện của các làng nghề gốm trên đất Bình Dương
Thời gian xuất hiện các lò gốm đầu tiên dẫn đến hình thành các làng nghề gốm, chưa có tài liệu nào khẳng định chính xác là tháng năm nào, nhưng chắc chắn các làng nghề gốm đã xuất hiện và tồn tại phát triển vào cuối thế kỷ 19. Tài liệu chứng minh cho việc này đã thể hiện rõ trong niên giám, địa chí Thủ Dầu Một do thực dân Pháp để lại có ghi lại rằng: “Cuối thế 19, đầu thế kỷ 20 ở Thủ Dầu Một còn có mỏ cao lanh, 10 lò gốm và nhiều mỏ đá” (Thủ Dầu Một đất lành chim đậu – Sở Văn hóa – Thông tin Bình Dương – NXB Văn Nghệ, 1999). Một vài sự kiện có thể đã diễn ra vào thời gian ấy gắn liền với sự hình thành các làng nghề gốm, có thể nêu ra như sau:
Làng nghề gốm Tân Phước Khánh (xưa thường gọi Tân Khánh): có vị trí gần vùng mỏ đất sét, rừng rậm nhiều củi thuận lợi cho việc làm lò gốm. Vào năm 1867, miếu Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu (thường gọi là Chùa Bà) được xây dựng, trong số đồ cúng nhân ngày khánh thành “Chùa Bà” có cái lư hương và bình cắm hoa bằng gốm. Trên chiếc bình cắm hoa ngoài vẽ hình bát tiên, còn có ghi chữ Hán tự Tân Khánh Thôn. Điều này chứng tỏ rằng lò gốm ở Tân Khánh đã xuất hiện trước khi ngôi Chùa Bà được xây dựng.
Làng nghề gốm Lái Thiêu: Theo nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam và qua ý kiến của một số nghệ nhân gốm sứ thì nghề gốm du nhập vào Lái Thiêu do những người Hoa theo chân các đoàn thuyền buôn vào, hoặc đi qua bằng đường bộ từ Móng Cái sang vùng Gia Định lập nghiệp. Trong số lưu dân người Hoa đó có người vốn là thợ lò gốm, thấy vùng Lái Thiêu thuận lợi cho việc sản xuất gốm nên họ định cư và mở lò sản xuất gốm (Nguyễn Phan Quang – lịch sử Bình Dương qua niêm giám và địa chí Thủ Dầu Một của thực dân Pháp – Thủ Dầu Một đất lảnh chim đậu). Trong một số hiệu lò nổi tiếng từ xưa tới ngày nay có chủ lò Kiến Xuân ông Vương Thế Hùng cho biết rằng lò gốm của ông ta được truyền nối từ đời ông cố nội tên Vương Tổ từ Phước Kiến sang đây lập nghiệp đến nay đã trải qua trên 140 năm.

Còn tiếp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làng gốm cổ truyền Tân Phước Khánh tại Bình Dương

Di tích của lò gốm Hưng Lợi ( Phần 1)

Thời trang với áo sơ mi caro, bạn đã biết hết những cách phối đồ chuẩn?