Di tích của lò gốm Hưng Lợi ( Phần 1)

I – Vài nét về lò gốm Hưng Lợi
Lò gốm Hưng Lợi (khu phố 5, phường 16, quận 8) được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Do sự thiếu quan tâm bảo tồn, bảo tồn di tích này đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Thậm chí Trần Văn Tuấn, một nhân viên văn hoá và xã hội tại phường 16, quận 8, cũng mất phương hướng khi dẫn chúng tôi tới khu di tích này.
Năm 1999, sau khi lò gốm Hưng Lợi được công nhận là di tích lịch sử quốc gia, chính quyền địa phương đã xây dựng một bức tường lưới và một cửa khẩu với dấu ấn của Khu di tích Gốm Hưng Lợi.
Tuy nhiên, ngay sau đó, dấu hiệu đã bị bỏ do tranh chấp đất đai tại khu vực. Khi chúng tôi đến, chỉ có một tàn tích. Hàng ràobị gỉ sét, cổng của các di tích, cỏ, rêu bám lên chằng chịt. Thậm chí phần quan trọng nhất của di tích là lò gốm cũng sụp đổ, chìm, biến dạng.
Lối vào lò gốm
Ngày nay ở khu vực này còn lưu lại một số địa danh có liên quan đến nghề làm gốm như Kênh- Rạch - Bến Lò Gốm, đường Lò Siêu, đường Xóm Đất ... thuộc vùng Chợ Lớn ngày nay. Phế tích Lò Gốm là một gò cao khoảng 6m theo hướng Bắc Nam, một đầu (phía Bắc) cách kênh Ruột Ngựa khoảng 50m, đầu phía Nam có một con rạch nhỏ chảy ra kênh Lò Gốm - con rạch này cách đây khoảng 10 năm đã bị cạn, nay chỉ còn dấu vết từng đoạn rạch ngắn. Hai đầu của gò đất đã bị đào phá chỉ còn lại đoạn giữa dài khoảng 40m, chân gò rộng 30m. Cấu tạo gò chính là phần còn lại của những lò gốm với đống phế phẩm và phế liệu dày đặc hai bên sườn gò. Đợt khảo sát vào tháng 4/1997 đã cho biết đây là di tích khá lớn và khá nguyên vẹn, diện phân bố của nó lên đến 10.000m2. Chưa kể những ao nhỏ - dấu tích của việc khai thác nguyên liệu làm gốm - phân bố rải rác khắp làng Hòa Lục và cả làng Phú Định bên kia kênh Ruột Ngựa.

Đợt khai quật cuối năm 1997 và đầu năm 1998 cho biết khu lò gốm Hưng Lợi có cấu trúc khá phức tạp, do có 3 giai đoạn sản xuất gồm 3 lò gốm nối tiếp và chồng lên nhau. Trên đại thể, có thể nhận thấy: cả ba lò tuy sớm muộn khác nhau nhưng đều cùng một kiểu lò gốm nối tiếp và chồng lên nhau nhưng đều cùng một kiểu lò ống (lò tàu) thông suốt từ bầu lửa đến ống khói. Độ dốc của nền cao dần từ Bắc lên Nam, bề ngang của nền ở phía Nam hẹp hơn phía Bắc đôi chút (khoảng 5-7cm), dấu tích này đã cho biết vị trí bầu lửa của cả ba lò ở phía Bắc (là phía kênh Ruột Ngựa) và cửa thoát khói (ống khói) ở phía Nam. Cửa lò đều tìm thấy ở phía Đông, là phía phân bố chính của khu lò. Như vậy cửa ra - vào sản phẩm ở cùng một phía, và có thể ở cả cửa hậu.

Ngoài cấu trúc chính là lò nung, các lò ống còn có các đoạn tường bao gia cố vách lò, đặc biệt gia cố đoạn vách gần vách hậu, nơi chịu nhiệt độ cao nhất. Tường bao thường bằng gạch xây vách lò, hoặc gạch bịt cửa hậu bị hư hỏng. Các viên gạch xếp chồng lên nhau, hơi nghiên ôm lấy chân vách lò. Có thể kè thêm một số lu hay khạp bị hỏng, hoặc xếp lu, khạp lên trên tường gạch, hoặc xây gạch lên trên hàng lu, khạp .... Tường bao có thể có nhiều lớp, tuỳ độ lan rộng của phế phẩm lò mà người ta xây tường bao chặn lại để tạo độ vững chắc cho lò.

II. Tìm hiểu di tích
Di tích là một gò đất cao khoảng 5 mét, chân gò theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Trên gò có nhiều cây hoang dại như hai cây keo già, me… chung quang gò là vùng đất trũng có nhiều ao nhỏ. Quan sát đất đắp bờ bao nhận thấy là loại đất sét xám xịt mịn.
Hiện nay phía đầu Nam bị sụp, về phía Bắc của di tích đã bị dân san phẳng làm khu nghĩa địa nhỏ. Sau khi sửa sang lại vách và nền lò ở đầu phái Bắc, di tích được mô tả như sau:
Phát quật mặt bằng phái bắc gò làm xuất lộ một phần nền lò, một phần vách lò hai phía Tây, Đông và lớp hợp chất nghi là nóc lò (?). Đào năm hố thám sát hai bên sườn gò; thu lượm và phân loại được một số sản phẩm, gồm 3 chất liệu chính: sành (lu, khạp…), gốm xốp men nâu (hộp, siêu, tay cầm, chậu, vịm…), gốm bán sứ (chén, dĩa, cốc, ly, muỗng…) một số khuôn và hiện vật kỹ thuật…. Nhận định bước đầu: cấu trúc lò là ống dài thông suốt từ bầu lửa đến ống khói. Nền dốc năm độ từ Bắc (phía kênh Ruột Ngựa) lên phía. Dấu tích bầu lửa đã mất do việc xây mồ mả. Ống khói phía Nam. Cửa lò có thể ở cả hai bên.

 Còn tiếp

Nhận xét

  1. Mình muốn tham quan nơi này thì có cần liên hệ ai ko ạ?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làng gốm cổ truyền Tân Phước Khánh tại Bình Dương

Thời trang với áo sơ mi caro, bạn đã biết hết những cách phối đồ chuẩn?