Làng nghề gốm sứ tại Việt Nam (phần 2)

Tiếp theo ở phần một, chúng tôi tiếp tục giới thiệu với các bạn những làng gốm nổi tiếng ở Việt Nam không chỉ để hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa của đất nước, mà còn là để cảm nhận sự khác biệt, cũng như đa dạng nét đẹp nghệ thuật làm gốm

Làng Gốm Bàu Trúc (Bình Thuận) là gốm của người Chăm, không dùng bàn xoay mà tạo hình bằng tay hoàn toàn, sp nung bằng cách chất đống ngoài trời, phủ rơm và củi rồi nung như kiểu nướng mọi ở 700-900 độ c. Gốm nung ra có màu tự nhiên của xương đất và màu không đồng đều do bị lửa cháy táp. Gốm Bàu Trúc không phủ men và không cái nào giống cái nào.
Làng Gốm Cây Mai (Sài Gòn) hình thành từ bộ phận người Hoa sang nhập nhập cư tại Việt Nam. Gốm cây mai có nét đặc trưng rất riêng và thường phối hợp các màu xanh coban, xanh rêu, nâu da lươn trên sản phẩm. Sp cũng đa dạng từ tô, chén, bát đến chậu cảnh, tượng. Tuy nhiên, do sự đô thị hóa của Sài Gòn nên các lò gốm di chuyển về Lái Thiêu, Bình Dương nên ngày nay Gốm Cây Mai đã suy tàn. Ta vẫn còn bắt gặp nhiều sp gốm cây mai trên nóc và tường các chùa ở Q5, Q6 và đây cũng là loại Gốm được dân sưu tầm ưa chuộng.
 
Lu gốm trước khi giao khách
Làng Gốm Biên Hòa (Đồng Nai) là đứa con của Gốm Cây Mai và Gốm nước Pháp do 1 cặp vợ chồng người Pháp đã du nhập nghệ thuật trang trí và cách bí quyết men màu từ gốm thủ công Pháp kết hợp với nguyên liệu và tinh hoa của Gốm Cây Mai Việt Nam. Gốm Biên Hòa nhờ vậy không giống với bất kỳ dòng gốm nào trên thế giới. Thời kỳ đỉnh cao Gốm Biên Hòa sx rất nhiểu hàng mỹ nghệ để xuất khẩu như đôn, chậu, voi, con thú, tượng với nghệ thuật khắc chìm, trổ lộng, vẽ men, kết hợp nhiều màu men trên sp. Gốm Biên Hòa là loại sành xốp có sương đất màu ngà, nung nhẹ lửa. Ngày nay Gốm Biên Hòa vẫn phát triển nhưng đã qua thời hoàng kim, vẫn chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và sp chủ yếu làm theo đơn đặt hàng, không còn đa dạng như trước và cũng giảm bớt yếu tố nghệ thuật, cầu kỳ và tinh tế, vì vậy những sp Gốm Biên Hòa xưa cũng rất được giới chơi cổ vật sưu tầm.
Làng Gốm Lái Thiêu – Tân Phước Khánh – Thủ Dầu Một (Bình Dương) hình thành từ việc nhập cư của người Hoa và đem nghề gốm từ Cảnh Đức Chấn, Quảng Châu sang Việt Nam, là kế thừa của Gốm Cây Mai. Các cơ sở sx không tập trung mà rải rác ở 3 khu vực chính như trên. Sx đồ gia dụng, gốm mỹ nghệ, phát triển cho đến ngày nay và là cái nôi của những đại gia gốm sứ Việt Nam như Minh Long 1, Cường Phát, Đại Hồng Phát, ..v…v…. Gốm ở Bình Dương không còn phát triển theo quy mô sx nhỏ lẻ như các làng nghề trên mà đã hình thành các công ty lớn mạnh phục vụ chủ yếu cho thị trường xuất khẩu và đi theo hướng sx công nghiệp, đầu tư máy móc cơ sở hiện đại. Một số công ty Gốm sứ của Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật cũng đầu tư mở nhà máy ở Bình Dương. Gốm Bình Dương có một bước chuyển mình rất mạnh nhưng vô tình đã lạc mất những dấu xưa tích cũ, những đặc trưng khác biệt vốn có của nó và có thể nói làng nghề Lái Thiêu kế thừa Gốm Cây Mai đã không còn nữa.
Làng Gốm Vĩnh Long (Vĩnh Long) chuyên sx hàng gốm sân vườn từ đất sét đỏ, do đặc tính nhiễm phèn mà khi nung xong sp gốm đỏ Vĩnh Long thường có các vân trắng do phèn tạo thành. Gốm Vĩnh Long chuyên sx các mặt hàng có quy cách lớn từ đất đỏ và phục vụ cho xuất khẫu. Tuy nhiên việc quyết định di rời làng gốm ra khu công nghiệp đang đẩy làng Gốm này đến nguy cơ giải thể do xuất khẫu suy giảm ảnh hưởng đến khả năng tài chính của các chủ lò cộng thêm chính sách đền bù hỗ trợ không hợp lý gây khó khăn cho việc chuyển đổi của họ.


Trải qua rất nhiều biến động và thăng trầm, những làng nghề gốm truyền thống của Việt Nam vẫn tiếp tục đứng vững và phát triển, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản lượng kim ngạch của đất nước. Đây không chỉ là những lợi ích thiết thực về mặt kinh tế mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống đang dần bị mai một cần được bảo tồn, duy trì và phát triển

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làng gốm cổ truyền Tân Phước Khánh tại Bình Dương

Di tích của lò gốm Hưng Lợi ( Phần 1)

Thời trang với áo sơ mi caro, bạn đã biết hết những cách phối đồ chuẩn?